Sẹo lồi có mủ: tưởng không hại nhưng hại không tưởng
- BLOG CHIA SẺ
- 17-07-2019
Những vết sẹo lồi thông thường đã khiến bạn tự ti vì mất thẩm mỹ, không những thế nó còn gây cho bạn cảm giác vô cùng khó chịu. Thì những vết thương thành sẹo lồi có mủ còn mang lại nhiều tác hại hơn nữa. Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.
1. Tại sao sẹo lồi có mủ
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành lên sẹo lồi có mủ. Nhưng chung quy lại có 3 nguyên chính như sau:
-
Vết thương bị nhiễm trùng
Đây là nguyên nhân chiếm phần lớn trong các trường hợp bị nhiễm trùng. hầu hết là do vệ sinh vết thương không đúng cách, thiếu sạch sẽ nên vi khuẩn xâm nhập và gây hại, cản trở quá trình phục hồi của vết thương. Hoặc do các dụng cụ y tế sử dụng trong quá trình khâu vá vết thương chưa được tiệt trùng như kim tiêm, băng gạc, dao kéo...
-
Vết thương sưng tấy do dị ứng
Trường hợp này trong thực tế không nhiều. Bởi nó chỉ xảy ra với những người quá mẫn cảm nên dễ bị mủ khi tiếp xúc quá trình khâu vết thương.
-
Vết thương mưng mủ do hệ miễn dịch kém
Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân bị các bệnh mãn tính nghiêm trọng ở các cơ quan nội tạng như gan, phổi, tim, thận, tiểu đường hay nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch yếu ớt hơn người bình thường. Điều này cũng khiến cho vết thương của những bệnh nhân này dễ dàng bị mưng mủ, trong khi những người khỏe mạnh lại ít gặp phải hiện tượng trên.
Nguyên nhân sẹo lồi có mủ
2. Những ảnh hưởng nguy hiểm của sẹo lồi có mủ
Bạn cần lưu tâm một số chú ý về loại sẹo lồi có mủ này để bảo cơ thể của chính mình và người thân một cách an toàn nhất.
Nếu thấy những vết thương sưng lên sau 4 – 6 ngày kể từ lúc bị thương, tiếp tới thấy vết thương bị mưng mủ, chảy mủ dịch màu, có mùi hôi. Đây chính là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm trùng.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng như:
-
Cảm giác đau ngày càng rõ rệt: Vết thương bị nhiễm trùng thường bị đau dần thay vì giảm cơn đau.
-
Mệt mởi với những cơn sốt: Tùy vào từng vết thương nặng hay nhẹ mà các cơn sốt sẽ nhiều hay ít. Nếu như vết thương nặng, thường làm bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao toàn thân, nhẹ thì thấy mệt mỏi.
Ảnh hưởng nghiêm trọng của sẹo lồi có mủ
Những tác hại ghê ghớm đến từ sẹo lồi có mủ khiến bạn đề phòng với loại vết thương này hơn bao giờ hết:
-
Cảm giác tự ti trong suốt quá trình điều trị vết thương: không thể phủ nhận sự khó chịu khi mang trên mình các vết sẹo lồi như đó là nó làm cơ thể của bạn trở nên xấu xí hơn. Hơn nữa là sẹo lồi có mủ nên bạn không thể mặc kín quần áo như sẹo thông thường vì điều đó dễ làm vỡ mủ.
-
Cơ thể luôn bốc mùi hôi hám khó chịu, nước mủ có chứa dịch nhầy mùi thường khó chịu, chất này thường âm ỉ chạy ra là do sự đào thải vi khuẩn và tế bào bạch cầu chết trong quá trình “chiến đấu”.
-
Kéo theo những cơn sốt triền miên. Nếu cơ thể bạn không có sức đề kháng tốt thì bị sẹo lồi có mủ thực sự là một ác mộng, bởi nó làm suy giảm sức đề kháng của bạn một cách nhanh chóng hơn nữa.
-
Có thể còn bị hoại tử vùng da bị sẹo lồi có mủ nếu không chăm sóc vết thương đúng cách.
3. Cách chăm sóc sẹo lồi có mủ như thế nào?
Nếu trong quá trình chăm sóc vết thương bạn đã không lưu tâm khiến hình thành sẹo lồi có mủ thì hãy hết sức chú ý chăm sóc loại sẹo này để không phải gánh những hậu quả nghiệm trọng như trên nhé.
Cách chăm sóc các vết sẹo lồi cũng tùy từng nguyên do mà mỗi vết sẹo lồi bị mấng mủ.
-
Sẹo lồi có mủ do dị ứng hay hệ miễn dịch kém: Nên gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên phù hợp nhất. Bởi khi này việc này không chỉ là vết thương ngoài da mà nó còn liên quan tới nội tạng trong cơ thể của bạn.
-
Sẹo lồi có mủ do bị nhiễm trùng: Nguyên nhân này cần phải xem xét giữa hai loại sau. Đó là nếu vết thương mưng mủ do còn sót dị vật, bạn nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời. Còn nếu là do vết thương bị nhiễm khuẩn thông thường thì bạn có thể điều trị tại gia bằng theo từng bước như sau:
-
Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lí(bạn có thể mua ở hiệu thuốc). Loại bỏ các tế bào chết và tế bào bị hoại tử, sau đó cần rửa sạch vết thương một lần nữa cùng tay chân và các dụng cụ để dùng để tránh lây lan sang các khu vực khác.
-
Bôi thuốc mỡ có thành phần kháng sinh lên vết thương hoặc uống thuốc kháng sinh (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nếu lo lắng nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn toàn thân.
-
Nếu vết thương bị mưng mủ nhẹ, diện tích hẹp, có thể dùng băng dạng xịt Nacurgo để phun lên vết thương, tạo thành lớp màng sinh học tự nhiên, bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn gây bệnh, giúp vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa việc để lại sẹo và vết thâm. Nếu vết thương rộng, nên dùng gạc y tế băng lại cẩn thận.
Sẹo lồi có mủ luôn mang lại cho bạn cảm giác khó chịu. Bởi vậy hãy sớm loại trừ chúng để tự tin hơn trong giao tiếp cũng như lấy lại làn da mịn đẹp như trước khi hình thành mủ. Chúc bạn chọn ra được phương pháp phù hợp với bản thân.
>>Xem thêm: 3 Cách làm mờ sẹo đỏ với nguyên liệu tự nhiên
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
(click link để tư vấn)
ĐẠI LÝ REJUVASKIN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 2, M1 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Email: thuoctriseomy@gmail.com
GỌI NGAY: 0988 48 53 36 - 0912 95 36 61